Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rank-math-pro domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/docbao247.net/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
Kinh Di Đà Diễn Âm - Đọc Báo 247 Cung Cấp Kiến Thức, Tin Tức Mới Nhất

Kinh Di Đà Diễn Âm

LỜI GIỚI THIỆU CỦA CƯ SĨ THIỀU CHỬU VỀ BẢN KINH DI ĐÀ TRONG BỘ CHƯ KINH DIỄN ÂM
Bản Kinh Di Đà Diễn Âm này không tường tác giả là ai, nhưng xem kỹ lời dịch và ý nghĩa trong bài tựa thì dám chắc rằng tất là một tay Cao tăng đại đức vì xót chúng sinh mê muội, vì muốn pháp Phật rộng truyền, cho nên lời lời xác đáng, ý nghĩa thâm trầm, đọc đến ai cũng sinh lòng mộ Phật mà cải quá tự tân. Thực là một bản Kinh rất quý hóa rất hiếm có trong chốn thiền lâm nước nhà vậy. Ai bảo dịch Kinh ra Quốc ngữ là làm mất vẻ tôn nghiêm? Ai bảo cứ Kinh chữ Hán mới là đáng quý? Xin xem bản Kinh diễn âm này mà ngẫm nghĩ cho!!!
Hậu học Thiều Chửu Tử cẩn chí!
——
Sau khi trọn bộ Chư Kinh Diễn Âm được xuất bản, đầu năm 2022 đệ tử tìm được trong Thư viện Quốc gia Pháp hai bản Kinh Di Đà Diễn Âm do Cư sĩ Thiều Chửu phiên âm, được in năm 1933 và 1934. Bản in năm 1933 có đủ lời giới thiệu của Cư sĩ Thiều Chửu và lời tựa của dịch giả (tức Thiền sư Tính Định, nhưng Cư sĩ Thiều Chửu không có thông tin về Ngài), còn bản in năm 1934 chỉ có nội dung. Phần Phụ Phép Tụng Niệm do Cư sĩ Thiều Chửu đưa thêm vào được in ở cả hai lần.
Nguyên bản Kinh Di Đà Diễn Âm này cùng 7 bản khác, là di sản văn hoá đặc sắc của Phật giáo nước ta, do Thiền sư Tính Định phiên dịch từ Kinh chữ Hán ra chữ Nôm, được khắc ván cuối thế kỷ 19 tại chùa Xiển Pháp, hiện được lưu trữ tại Thư viện Hán Nôm, Thư viện Quốc gia và Viện Thông tin Khoa học Xã hội (đã nói trong các bài viết trước đây).
Nhưng bản mà Cư sĩ Thiều Chửu dùng để phiên âm thì không phải sách in, mà là bản chép tay với nội dung có bài tựa (Chư Kinh Diễn Âm Dẫn) và Kinh Di Đà (gồm Đại Di Đà Kinh Chính Văn Trì Niệm Trích Yếu Diễn Âm và bốn bài phụ), nên ngoài bìa Cư sĩ Thiều Chửu dẫn nguồn “Sư Cụ chùa Linh Ứng sao lục”. Chùa Linh Ứng hiện ở đâu và Sư Cụ là ai, chúng ta chưa biết, nhưng có lẽ khi chép bản Kinh Di Đà Diễn Âm này Sư Cụ cũng không biết đó là dịch phẩm của Thiền sư Tính Định. Trong lời giới thiệu về tác giả tác phẩm, Cư sĩ Thiều Chửu đã đánh giá rất cao bằng những lời tán thán phát ra từ tấm lòng chân thành tôn kính. Đáng tiếc, Cư sĩ Thiều Chửu không gặp được toàn bộ Chư Kinh Diễn Âm và không có thông tin về tác giả Thiền sư Tính Định.
Một bản Kinh khác trong bộ Chư Kinh Diễn Âm là Kinh Nhân Quả cũng đã được một Cư sĩ ở Bắc Giang là Nguyễn Thị Từ hiệu diệu Hòa, phiên ra Quốc ngữ và in năm 1929 để phát làm phúc.
Kinh Di Đà Diễn Âm (Thiều Chửu phiên):
Kinh Nhân Quả Diễn Âm (Nguyễn Thị Từ phiên):
Chư Kinh Diễn Âm (Kinh Di Đà & Kinh Nhân Quả)
Chư Kinh Diễn Âm (trọn bộ 8 quyển)
Giới thiệu toàn bộ Chư Kinh Diễn Âm:
Nguồn: https://www.facebook.com/HocPhatNiemPhat/posts/pfbid02Mg4hmaRouTAyPBYeoSuV2Du9pSTo6ki1n5eZJJKkFzSgkJSbxW8G3Dk4ueesKjKhl